KIỂM TRA THỰC HIỆN GIẢM NGHÈO

Thứ năm - 18/05/2023 09:29 833 0
Sáng ngày 18/5/2023 đoàn công tác của Sở LĐ – TB và XH tỉnh Bình Phước do ông Mai Xuân Tuân – Phó giám đốc làm trưởng đoàn đã kiểm tra việc thực hiện công tác giảm nghèo năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023 tại huyện Bù Gia Mập.
KIỂM TRA THỰC HIỆN GIẢM NGHÈO
Tại buổi làm việc, phòng NV – LĐ – Tb và XH và các đơn vị có liên quan đã báo cáo 01 số kết quả đạt được trong việc thực hiện công tác giảm nghèo như
 Năm 2022: UBND tỉnh đã giao cho huyện phải giảm 2,41% hộ nghèo hiện có trên địa bàn huyện tương đương 501 hộ nghèo (trong đó, giảm 286 hộ nghèo dân tộc thiểu số trong Chương trình giảm 1.000 hộ nghèo dân tộc thiểu số của tỉnh và 215 hộ nghèo khác).
Cuối năm 2022 tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,49%, tương đương với 508 hộ trong đó (286 hộ thoát nghèo trong kế hoạch giảm nghèo 1.000 hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số; 208 hộ thoát nghèo trong kế hoạch giảm 215 hộ nghèo khác theo chỉ tiêu tỉnh giao năm 2022 và 14 hộ thoát nghèo ngoài kế hoạch năm 2022); tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân đạt 94% dân số (trong đó hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số đạt 100%); tỷ lệ huy động học sinh đến trường đạt kế hoạch đề ra; hệ thống trường học, trạm y tế, đường giao thông đáp ứng được nhu cầu học tập, sinh hoạt, khám chữa bệnh và đi lại của người dân. Bộ mặt nông thôn được cải thiện giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các xã trên địa bàn huyện; đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số được nâng lên; công tác đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm cho lao động nông thôn được quan tâm (trong năm 2022, huyện đã giải quyết việc làm cho 5.375/2600 lượt đối tượng, đạt 206,7% kế hoạch tỉnh giao; đào tạo nghề cho lao động nông thôn cho 717/465 đối tượng, đạt 154,19%); người dân đặc biệt là người nghèo dân tộc thiểu số đã có ý thức trong trong việc tăng gia sản xuất, xây dựng các mô hình sản xuất để vươn lên thoát nghèo; nhiều hộ gia đình nghèo, hộ cận nghèo đã vươn lên phát triển sản xuất để vươn lên thoát nghèo bền vững; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số được giữ vững.
  • Chương trình giảm 1.000 hộ nghèo DTTS của UBND tỉnh: Tổng số nhu cầu hỗ trợ đối với 286 hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo là: 1.165 nhu cầu, với tổng kinh phí 36.435,5 triệu đồng
  • Năm 2023: Theo Quyết định số 2412/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2022 của UBND tỉnh về việc giao kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, UBND tỉnh giao cho huyện Bù Gia Mập giảm 517 hộ nghèo, bao gồm 316 hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số trong Chương trình giảm 1.000 hộ nghèo của tỉnh và 201 hộ nghèo ngoài chương trình giảm 1000 hộ nghèo của tỉnh.
  • Chương trình giảm 1.000 hộ nghèo DTTS của UBND tỉnh: Tổng số nhu cầu hỗ trợ đối với 316 hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo là: 1.577 nhu cầu, với tổng kinh phí 38.101 triệu đồng. Hiện nay, UBND huyện đang triển khai thực hiện các bước tiếp theo theo quy định.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giảm nghèo của huyện còn một số tồn tại, hạn chế được các thành viên tham dự họp nêu ra là
- Công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách về giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội còn hạn chế, chưa làm thay đổi nhận thức để người dân tự vươn lên thoát nghèo, dẫn đến còn một số hộ nghèo có tư tưởng, tâm lý “không muốn thoát nghèo”, trông chờ, ỷ lại để hưởng các chính sách của Nhà nước.
- Phần lớn hộ nghèo DTTS sinh sống ở khu vực có điều kiện đi lại khó khăn; trình độ nhận thức hạn chế nên việc tiếp thu khoa học kỹ thuật, áp dụng cho phát triển kinh tế hộ gia đình chưa cao, ảnh hưởng đến việc định hướng, xây dựng các mô hình sản xuất để thoát nghèo bền vững.
- Điều kiện kinh tế - xã hội, địa lý của các xã trên địa bàn huyện còn rất khó khăn (Xuất phát điểm thấp, kinh tế chậm phát triển; khí hậu, thời tiết khắc nghiệt; diện tích đất sản xuất giảm, chất lượng suy thoái; việc tổ chức sản xuất chưa đạt hiệu quả; lực lượng lao động ít có cơ hội tiếp cận việc làm; trình độ dân trí thấp...) sự tồn tại một số phong tục, tập quán canh tác lạc hậu trong địa bàn đồng bào dân tộc thiểu số là những rào cản đối với mực tiêu giảm nghèo bền vững của huyện. Vì vậy, hiệu quả và năng xuất lao động chưa cao; việc xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cho các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo gặp rất nhiều khó khăn.
Từ thực tế công tác giảm nghèo, UBND huyện Bù Gia Mập đề xuất UBND tỉnh tiếp tục quan tâm bố trí nguồn lực để huyện thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững trong thời gian tới.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tiếp tục quan tâm, hỗ trợ huyện nguồn lực xây nhà ở cho hộ nghèo ngoài các chương trình giảm nghèo của tỉnh.
Nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và Phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai lại phía sau” giúp các hộ nghèo, hộ có điều kiện khó khăn phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững. UBND huyện Bù Gia Mập kính đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Phước tham mưu UBND tỉnh mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách, dự án mô hình giảm nghèo đối với hộ không nghèo có hoàn cảnh khó khăn, có ý chí vươn lên thoát nghèo tham gia dự án mô hình giảm nghèo.
- Đối với nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững hàng năm đề nghị các Sở ngành xem xét tham mưu UBND tỉnh hướng dẫn thực hiện cụ thể hơn.

Tác giả: Nguyễn Thị Hương

Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 8 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 8 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây