MỘT SỐ KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO HUYỆN BÙ GIA MẬP GIAI ĐOẠN 2021 - 2023

Thứ tư - 19/07/2023 08:47 773 0
Bù Gia Mập là huyện miền núi, biên giới, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ lớn (chiếm gần 37% dân số). Trình độ dân trí còn thấp so với mặt bằng chung của toàn tỉnh
MỘT SỐ KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO HUYỆN BÙ GIA MẬP GIAI ĐOẠN 2021 - 2023
Bù Gia Mập là huyện miền núi, biên giới, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ lớn (chiếm gần 37% dân số). Trình độ dân trí còn thấp so với mặt bằng chung của toàn tỉnh.   
          Với sự quan tâm, đầu tư của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự nỗ lực của chính quyền địa phương và sự đồng thuận của nhân dân, công tác giảm nghèo đã đạt được kết quả tích cực. Năm 2021 toàn huyện có 1161 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 5,75% đến năm 2023 số hộ nghèo toàn huyện còn 4.148 hộ chiếm tỷ lệ 3,94%.
          Mặc dù vậy, công tác giảm nghèo còn một số khó khăn như:
 Phần lớn hộ nghèo DTTS sinh sống ở khu vực có điều kiện đi lại khó khăn; trình độ nhận thức hạn chế nên việc tiếp thu khoa học kỹ thuật, áp dụng cho phát triển kinh tế hộ gia đình chưa cao, ảnh hưởng đến việc định hướng, xây dựng các mô hình sản xuất để thoát nghèo bền vững.
Điều kiện kinh tế - xã hội, địa lý của các xã trên địa bàn huyện còn rất khó khăn (Xuất phát điểm thấp, kinh tế chậm phát triển; khí hậu, thời tiết khắc nghiệt; diện tích đất sản xuất giảm, chất lượng suy thoái; việc tổ chức sản xuất chưa đạt hiệu quả; lực lượng lao động ít có cơ hội tiếp cận việc làm; trình độ dân trí thấp...) sự tồn tại một số phong tục, tập quán canh tác lạc hậu trong địa bàn đồng bào dân tộc thiểu số là những rào cản đối với mực tiêu giảm nghèo bền vững của huyện. Vì vậy, hiệu quả và năng xuất lao động chưa cao; việc xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cho các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo gặp rất nhiều khó khăn.
Thời gian vừa qua, việc khai thác và sử dụng nguồn lực hỗ trợ tạo sinh kế (con giống) đã được các hộ dân chăm sóc và bảo quản có hiệu quả, đem lại thêm nhiều việc làm cho người dân lúc nông nhàn. Tuy nhiên, do tác động của thiên tai, thời tiết dẫn đến mất mùa, nông sản rớt giá, giá một số hàng hóa thiết yếu tăng cao.
Công tác tuyên truyền, thông tin về các chính sách của Nhà nước về Chương trình giảm hộ nghèo chưa tạo được chuyển biến trong nhận thức và hành động của người nghèo DTTS.
Đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo chủ yếu là kiêm nhiệm, chế độ đãi ngộ thấp; công tác phối hợp và phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức còn chưa tốt đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả triển khai thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là việc cập nhật hồ sơ, đề xuất phương án vận động các nguồn lực để thực hiện hỗ trợ còn chậm.
Để giải quyết khó khăn trên, UBND huyện Bù Gia Mập có một số nhiệm vụ, giải pháp để triển khai cụ thể như:
Xây dựng chương trình công tác của Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, trong đó nội dung tập trung vào công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình Giảm nghèo.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm kịp thời phát hiện những sai sót, bất cập để có sự điều chỉnh kịp thời hoặc có các biện pháp xử lý, chỉnh đốn thực hiện nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả của các chính sách hỗ trợ để phù hợp với thực tế; có cơ chế khuyến khích các tổ chức đoàn thể, hộ nghèo là người DTTS tham gia vào quá trình giám sát thực hiện chính sách.
Xây dựng kế hoạch truyền thông trong đó đổi mới phương pháp tuyên truyền, giáo dục phổ biến, phân công rõ nhiệm vụ tuyên truyền của từng cấp, cơ quan.
Tăng cường công tác phối hợp các ngành, các cấp để tham mưu tổng hợp các nguồn lực đã được bố trí đảm bảo không trùng lắp, đúng đối tượng và kịp thời, đồng bộ.
Tập trung chỉ đạo công tác rà soát, xác định đối tượng thụ hưởng Chương trình đảm bảo tính chính xác “đúng người, đúng hoàn cảnh, đúng chính sách cần hỗ trợ,..”; dân chủ, công bằng, công khai và có sự tham gia bình xét của người nghèo DTTS, tổng hợp nhu cầu hỗ trợ vừa đáp ứng nguyện vọng hộ nghèo vừa phù hợp thực tế, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tác giả: Nguyễn Thị Hương

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây