Bù Gia Mập thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thứ ba - 23/10/2018 09:14 1.532 0
Là huyện miền núi, biên giới còn gặp nhiều khó khăn về mọi mặt, đặc biệt là về đời sống nhân dân. Trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Bù Gia Mập đã nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Hỗ trợ bò giống cho các hộ dân tại tiểu khu 42, xã Đăk Ơ
Hỗ trợ bò giống cho các hộ dân tại tiểu khu 42, xã Đăk Ơ
      Với đặc thù là huyện có địa bàn rộng có đường biên giới tiếp giáp Campuchia chiều dài khoảng 64 km. Trình độ dân trí còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh, dân cư phân bố không tập trung. Điều kiện cơ sở hạ tầng với xuất phát điểm thấp. Toàn huyện có 03 xã và 22 thôn đặc biệt khó khăn, có tổng số hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao trên địa bàn huyện có 20 dân tộc cùng sinh sống chiếm 36,01% dân số. Do đó, đời sống của nhân dân trên địa bàn huyện còn gặp rất nhiều khó khăn.
1
Nhân dân tích cực canh tác trên đất được nhà nước cấp
      Thực hiện Nghị quyết số 17/2013/NQ-HĐND ngày 13/12/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về Đề án đẩy mạnh giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu tỉnh Bình Phước giai đoạn 2014 – 2015 và định hướng đến năm 2020, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân huyện Bù Gia Mập đã ra sức thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển Kinh tế - Văn hóa, Xã hội của huyện nhà góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh. Qua 04 năm thực hiện (từ năm 2014 – 2017) huyện đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ.
      Công tác chăm lo phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm, chú trọng. Các cấp, các ngành đã tập trung mọi nguồn lực vận động con em đồng bào dân tộc thiểu số ra lớp đúng độ tuổi, thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục các cấp. Tỷ lệ trẻ em là người đồng bào dân tộc thiểu số nhập học đúng độ tuổi bậc tiểu học không ngừng tăng lên, năm 2014 là 97%, năm 2017  - 2018 là 99.81%
      Các chương trình hỗ trợ về phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo trong vùng đồng bào vùng dân tộc thiểu số được thực hiện đồng bộ, lồng ghép nhiều chương trình, chính sách nên mang lại hiệu quả rất thiết thực
      Thực hiện Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, UBND huyện đã hỗ trợ cấp phát bồn đựng nước sinh hoạt cho 198 hộ được thụ hưởng với kinh phí 236.970.000 đồng. Cấp nông cụ phục vụ sản xuất cho 310 hộ được thụ hưởng, với tổng kinh phí thực hiện là 1.862.325.400 đồng. Về hỗ trợ vay vốn cho 170 hộ với tổng kinh phí là 2.550 triệu đồng.
      Thực hiện quyết định số 102/QĐ-TTg ngày 07/08/2009 của Thủ tướng Chính phủ có 9.729 hộ nghèo với 39.198 nhân khẩu được hỗ trợ trực tiếp tiền mặt với số tiền là 3.449.900.000 đồng, 165 hộ nghèo được cấp cây giống, phân bón với tổng số tiền là 568.373.500 đồng, 146 hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo với tổng số tiền là 2.959.071.000 đồng.
       Ngân hành chính sách xã hội huyện đã thực hiện việc hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất theo Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg ngày 04/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ cho 199 hộ với tổng số tiền là 1.591.000 đồng.
2
        Từ nhiều nguồn vốn khác nhau, UBND huyện đã xây dựng được 101 căn nhà cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo không có nhà ở và đất ở với tổng kinh phí là 6.060 triệu đồng phục vụ cho công tác định canh, định cư ổn định cuộc sống của nhân dân.
Đặc biệt việc đầu tư theo Chương trình 135 đã làm thay đổi diện mạo vùng đặc biệt khó khăn. Số dự án công trình phát triển cơ sở hạ tầng được thực hiện là 13 công trình với tổng kinh phí là 15.200 triệu đồng. Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất: đã thực hiện giải ngân 2.173 triệu đồng hỗ trợ cho 310 hộ đồng bào dân tộc thiểu số về vật nuôi, phân bón, nông cụ...
      Trên địa bàn huyện có 18 công trình giếng nước tập trung nhằm đảm bảo phục vụ nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số.
      Nhiều mô hình giảm nghèo cho vùng ĐBDTTS được thực hiện trên địa bàn các xã. Hiện nay trên địa bàn huyện đang thực hiện 03 dự án gồm: Dự án phát triển đàn trâu trong vùng ĐBDT, dán phát triển đàn bò từ nguồn vốn Chương trình 135 của Chính phủ, dự án chăn nuôi dê. Các dự án đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực, cải thiện đời sống của nhân dân.
      Thẻ bảo hiểm Y tế được cấp phát kịp thời đến tay người dân, nhân dân được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu. Đặc biệt, công tác vận động hỗ trợ khám, chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho nhân dân đã được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện.
      Có thể nói, kết quả trên đã thể hiện tính thiết thực của Nghị quyết, làm thay đổi diện mạo của huyện nhà. Vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có những bước phát triển, bộ mặt nông thôn được đổi mới, kết cấu hạ tầng cơ sở được đầu tư xây dựng đồng bộ, đến nay cơ bản các thôn, xã vùng đồng bào dân tộc thiếu số đều có đường giao thông nông thôn đi lại thuận tiện; cơ sở Trường học, Trạm xá được đầu tư nâng cấp xây mới đáp ứng nhu cầu học tập và khám chữa bệnh của người dân. Hệ thống thủy lợi tưới tiêu và các hồ chứa nước được quan tâm đầu tư và đưa vào sử dụng làm tăng thêm năng lực tưới chủ động nước diện tích đất sản xuất, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, người nông dân được hưởng lợi nhiều hơn và đời sống ngày càng nâng cao rõ nét.

      Việc thực hiện Nghị quyết đã tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội, đời sống vật chất, tinh thần trong nhân dân, làm cho đời sống của nhân dân ngày phát triển rõ rệt nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm đặc biệt là số hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số giảm trung bình mỗi năm từ 2%. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được ổn định. Nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước, góp sức xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân vững mạnh.

                                                                                Nguyễn Thị Hương

          Phòng Dân tộc – Tôn giáo huyện

Tổng số điểm của bài viết là: 7 trong 6 đánh giá

Xếp hạng: 1.2 - 6 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây