Tin thầy lang, người đàn ông mất chân khi bị rắn cắn

Thứ năm - 15/03/2018 17:23 1.928 0
TPO - Sau khi bệnh nhân nhập viện do rắn cắn vào ngày 22/2, dù các bác sĩ đã có chỉ định cắt lọc mô hoại tử nhưng nam thanh niên một mực đòi về nhà điều trị. Sau 5 ngày chạy chữa thuốc nam ở một thầy lang, người này đành phải quay lại bệnh viện vì không thuyên giảm và ngậm ngùi cắt 1/3 chân vì hoại tử.
Rắn chàm quạp là một trong những loại rắn cực độc ở Việt Nam
Rắn chàm quạp là một trong những loại rắn cực độc ở Việt Nam
Ngày 11/3, thông tin từ BV Chợ Rẫy cho biết BV này đang tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân T.L.D (25 tuổi, ngụ Bù Gia Mập, Bình Phước) bị rắn độc cắn và phải cắt bỏ 1/3 chân trái từ đùi trở xuống.
Theo TS-BS Lê Quốc Hùng (Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới - BV Chợ Rẫy) cho biết vào ngày 22/2, bệnh nhân D đã nhập viện cấp cứu do bị rắn chàm quạp cắn. Các BS đã tiến hành truyền truyền huyết thanh kháng nọc, các loại huyết tương, hồng cầu tiểu cầu và có chỉ định cắt lọc mô hoại tử.
Tuy nhiên, nam thanh niên đã từ chối điều trị và một mực xin về nhà để điều trị thuốc nam. Sau 5 ngày chạy chữa ở thầy lang nhưng không thuyên giảm. Ngày 1/3, người này quay trở lại bệnh viện trong tình trạng vết thương ngày càng có dấu hiệu nặng.
Bệnh nhân cho biết bản thân rất hối hận vì đã không tiếp tục điều trị tại cơ sở y tế mà tin vào lời đồn đại nên đã tìm đến thầy lang. "Sau vài ngày đến thầy lang này đắp thuốc, tình trạng vết thương không thuyên giảm mà ngày càng sưng đau nhiều hơn", anh D ngậm ngùi.
BS Hùng cho biết qua thăm khám, các BS nhận định bệnh nhân đã bị hoại tử đùi cẳng chân trái, suy đa cơ quan, phải cắt bỏ 1/3 chân trái từ đùi trở xuống để bảo toàn tính mạng.
Rắn chàm quạp là một trong những loại rắn cực độc và cực hiếm ở Việt Nam. Độc tố của loại rắn này chỉ sau rắn biển (đẻn biển). Chúng thường xuất hiện ở vùng rừng cao su ở Đông Nam Bộ. Loài rắn này thường nằm cuộn tròn trong lá cây khô nên rất khó phát hiện. 
Các BS khuyến cáo người dân sau khi bị rắn độc cắn thì phải nhanh chóng sơ cứu lại chỗ bằng cách vạch rõ nơi bị rắn cắn (vén hay cởi quần áo), giữ bất động tay hay chân bị cắn và đặt ở vị trí thấp hơn tim. Nếu là rắn lục cắn thì không được băng ép vì có thể tăng nguy cơ hoại tử tại chỗ do độc tố. "Sau đó cần nhanh chóng đưa người bệnh đến ngay các cơ sở y tế, tránh trường hợp tin vào thầy lang hoặc dùng các phương pháp dân gian được truyền miệng, điều đó vô tình có thể khiến nọc độc phát táng nhanh hơn", BS nhấn mạnh.
Nguồn: https://khoe360.tienphong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1.5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây