Lãnh đạo UBND huyện Bù Gia Mập phát biểu tại buổi lễ
Đón nhận di sản lần này có 05 huyện có đông người S’tiêng sinh sống hiện còn lưu giữ Nghề thủ công truyền thống Nghề đan gùi và Nghề dệt thổ cẩm gồm: Bù Đăng, Bù Gia Mập, Lộc Ninh, Hớn Quản, Phú Riềng.
Huyện Bù Gia Mập tham dự và đón nhận Bằng có ông Phạm Hồng Khanh – Phó Chủ tịch HĐND huyện; ông Tạ Hồng Quảng – Phó Chủ tịch UBND huyện. Phát biểu tại buổi Lễ, ông Tạ Hồng Quảng thay mặt Đảng bộ, chính quyền, nhân dân huyện Bù Gia Mập sẽ chung tay với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục phối hợp, quản lý khai thác hiệu quả, coi đó là niềm vinh dự, tự hào và cũng là trách nhiệm lớn lao đối với sự nghiệp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc S’tiêng.Tiếp tục quan tâm xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ người dân duy trì nghề thủ công truyền thống nhằm tạo điều kiện mở rộng, phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường. Khuyến khích, ưu đãi với những người có tay nghề giỏi để từng bước quảng bá, tuyên truyền, giới thiệu di sản gắn với hoạt động du lịch, từng bước tạo ra nguồn thu nhập cho người dân địa phương để xứng tầm với vị thế của một di sản cấp Quốc gia.
Một góc không gian trưng bày di sản nghề thủ công truyền thống, dệt thổ cẩm tại khuôn viên nơi diễn ra buổi lễ
Nghề thủ công truyền thống Nghề đan gùi và Nghề dệt thổ cẩm của người S’tiêng tỉnh Bình Phước được công nhận là di sản văn hóa phi vât thể quốc gia đã góp phần nâng cao nhận thức của Nhân dân, trách nhiệm của các cấp, các ngành, của chủ thể di sản trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; khuyến khích tổ chức, cá nhân đóng góp, tài trợ cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa tỉnh Bình Phước nói chung và huyện Bù Gia Mập nói riêng.