HIỆU QUẢ TỪ NGUỒN VỐN TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH ỦY THÁC QUA CÁC HỘI ĐOÀN THỂ TẠI XÃ PHƯỚC MINH

Thứ hai - 05/10/2020 10:39 1.062 0
Tại phiên giao dịch xã Phước Minh ngày 15/9/2020, theo lịch cố định các Hội đoàn thể nhận ủy thác có mặt từ rất sớm để chuẩn bị cho phiên giao dịch phục vụ bà con nhân dân xã nhà thực hiện giao dịch với ngân hàng chính sách xã hội huyện định kỳ hàng tháng. Ông Sầm Văn Sẻn, Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã chia sẻ: Là một xã khó khăn, cách xa trung tâm huyện, bà con nhân dân đi lại mất thời gian, tốn kém chi phí đi lại khi có công việc cần phải liên hệ với các cơ quan, ban ngành trên trung tâm huyện. Tuy nhiên, với hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội là phục vụ bà con nhân dân ngay tại UBND xã là một điều kiện thuận lợi đối với bà con nhân dân nên chúng tôi rất trân quý điều này.
HIỆU QUẢ TỪ NGUỒN VỐN TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH ỦY THÁC QUA CÁC HỘI ĐOÀN THỂ TẠI XÃ PHƯỚC MINH
Xác định được nguồn vốn tín dụng chính sách là một trong những công cụ giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có vốn sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm, giảm lao động thất nghiệp, tăng nguồn thu nhập, cải thiện đời sống, thoát nghèo bền vững, và là đòn bẩy hỗ trợ địa phương trong mục tiêu an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới. Do đó, Đảng ủy, UBND xã rất quan tâm công tác tín dụng chính sách trên địa bàn xã, như một lịch trình bất di, bất dịch đối với 4 Hội đoàn thể nhân ủy thác chúng tôi, trong kế hoạch làm việc hàng tháng của các hội đoàn thể luôn dành riêng ngày 15 cho công tác ngân hàng chính sách xã hội nhằm phối hợp với với NHCSXH huyện triển khai kịp thời đầy đủ các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về tín dụng chính sách đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác, đã chuyển tải được nguồn vốn ưu đãi chính sách đến với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn xã với tổng số tiền giải ngân trong năm là 11.175 triệu đồng/ 278 lượt hộ vay. Tính đến 15/9/2020 trên địa bàn xã có 17 tổ tiết kiệm và vay vốn, với tổng dư nợ là 35.552.000 đồng/ 899 hộ vay. Với sự chỉ đạo sâu sát của Đảng ủy, UBND xã cùng với sự vào cuộc Hội đoàn thể, đội ngũ tổ trưởng tổ TK&VV nhiệt tình, trách nhiệm nên nhiều năm liền xã không có nợ quá hạn phát sinh, không có lãi tồn đọng, nợ đến hạn luôn được xử lý kịp thời, nguồn vốn phân giao về được địa phương phân bổ về thôn ấp, tổ chức họp bình xét cho vay đáp ứng nhu cầu vốn của bà con. Bên cạnh công tác huy động tiền gửi tiết kiệm nhằm tích lũy, tạo nguồn vốn tự có để dành trả dần nợ gốc, giảm áp lực trả nợ khi đến hạn cũng được quan tâm, được hộ vay nhiệt tình ủng hộ và mang lại hiệu quả rất cao với tổng số dư tiền gửi tiết kiệm thông qua tổ là 2.694 triệu đồng/ 890 hộ vay tham gia, đạt 99%/ tổng số hộ vay vốn. Từ nguồn vốn ưu đãi chính sách không những giúp bà con có nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất, chăn nuôi trồng trọt, tạo việc làm, tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở địa phương. Ngoài ra hộ vay còn được hình thành khả năng tiết kiệm, tiếp cận công tác giao dục tài chính, quản lý nguồn thu, chi tiêu trong gia đình,  . . .  từ đó xây dựng cuộc sống ổn định, giảm nghèo bền vững, góp phần còn đẩy lùi được tình trạng đi vay nặng lãi (tín dụng đen), ngăn chặn các tệ nạn, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
Mục tiêu trong thời gian tới Chính quyền địa phương xã, Hội đoàn thể nhận ủy thác cấp cơ sở tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng CSXH huyện chuyển tải nguồn vốn kịp thời nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn đến đối tượng được thụ hưởng; tổ chức thực hiện công tác kiểm tra giám sát nguồn vốn, đảm bảo hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro, bảo toàn và phát triển nguồn vốn, giữ vững mục tiêu là xã không có nợ quá hạn và không có là tồn đọng. Bên cạnh đó còn phối hợp mở các lớp tập huấn cho Hội đoàn thể, Ban giảm nghèo xã, Ban thôn và Ban quản lý tổ TK&VV tập huấn nghiệp vụ NHCSXH tại 6/6 thôn của xã, thông qua lớp tập huấn nhằm tuyên truyền các hoạt động của tín dụng chính sách; triển khai ứng dụng “Giáo dục tài chính” giúp khách hàng nâng cao hiểu biết tài chính, phát huy hiệu quả sử dụng vốn, từng bước làm quen với công nghệ số đặc biệt là khách hàng ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Từ đó, nhân dân nắm bắt được các chủ trương cho vay đối với tín dụng chính sách, cũng như tiếp cận được nguồn vốn chính sách nói chung nhằm đáp ứng được nhu cầu nguồn vốn trong sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.

Tác giả: Vũ Thị Minh

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 1.2 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây