Bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng .

Thứ năm - 27/02/2014 14:52 2.203 0

Bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng .

ldquo;Trên 50% thôn, ấp đồng bào có nghệ nhân hoặc hình thành đội văn nghệ hát dân ca, dân vũ và biết sử dụng nhạc cụ truyền thống” là mục tiêu mà Đề án bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng dân tộc S’tiêng huyện Bù Gia Mập giai đoạn 2013-2018 đã đề ra.

 

    Đề án này đã được Hội đồng nhân dân huyện Bù Gia Mập thông qua trong kỳ họp thứ 6 vào tháng 7/2103. Bên cạnh đó Đề án cũng xác định mục tiêu là thành lập và duy trì hoạt động hai câu lạc bộ văn nghệ dân gian để phục vụ cộng đồng và quảng bá; xây dựng bộ tư liệu tương đối hoàn chỉnh về văn nghệ dân gian của người S’tiêng phục vụ nghiên cứu và bảo tồn.

          Nội dung của Đề án được xác định là đi sâu vào công tác bảo tồn và phát huy các loại hình văn nghệ dân gian. Truyền dạy cồng chiêng được chú trọng hàng đầu để tạo đội ngũ truyền nhân kế thừa nét văn hóa tinh hoa của người S’tiêng. Các lớp chế tác và phổ biến sử dụng các nhạc cụ truyền thống sẻ được mở nhằm tập hợp những nghệ nhân có nhiều kinh nghiệm truyền dạy quá trình chế tác và sử dụng các nhạc cụ truyền thống như: đàn tre, kèn bầu, tù và sừng trâu, sáo…Bên cạnh đó Đề án cũng đề cập đến việc tổ chức biên tập và lưu trữ những làn điệu dân ca, dân vũ, đặc biệt là lối hát kể (Tâm-pớt) và những vũ điệu đặc trưng hiện còn ghi nhớ trong tâm trí của những người thâm niên cao tuổi nhưng chưa được ghi chép bài bản. Việc thành lập các câu lạc bộ văn nghệ dân gian thuộc hai nhánh chính của người S’tiêng là Bù Lơ và Bù Đek nhằm tạo lập thêm không gian diễn xướng cho cồng chiêng, nhạc cụ dân gian và các làn điệu dân ca, dân vũ, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa của đồng bào. Thông qua các hoạt động biểu diễn và truyền dạy của mình, các câu lạc bộ văn nghệ dân gian còn góp phần trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa S’tiêng, đồng thời đây còn là kênh quảng bá hiệu quả những giá trị văn hóa đặc sắc đó đến với đông đảo cộng đồng các dân tộc khác.

Nhiều giải pháp được đưa ra để triển khai thực hiện Đề án, tuy nhiên trong đó giải pháp bảo tồn từ chính cộng đồng được xác định là trọng tâm, theo đó đồng bào S’tiêng hiện đang sinh sống trên địa bàn huyện là chủ sở hữu những di sản văn hóa do chính cha ông họ để lại, vì vậy họ là nhân tố quyết định những di sản văn hóa nào cần bảo tồn, phương cách bảo tồn, sử dụng và khai thác chúng nhằm thõa mãn nhu cầu hưởng thụ văn hóa của cá nhân và cộng đồng. Nhà nước chỉ giữ vai trò định hướng và hỗ trợ.

Kinh phí triển khai Đề án gần 1,5 tỷ đồng, trong đó huy động nhân dân đóng góp khoảng 100 triệu đồng./.

Công Vũ

Tổng số điểm của bài viết là: 12 trong 11 đánh giá

Xếp hạng: 1.1 - 11 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây