Cử tri cần lưu ý khi bầu cử

Thứ tư - 19/05/2021 15:39 1.463 0
Ngày 23-5 là ngày hội ghi dấu sự kiện chính trị - pháp lý của toàn dân tộc, cử tri cả nước nói chung, của tỉnh Lai Châu nói riêng sẽ bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Đối với mỗi cử tri, khi cầm lá phiếu đi bầu cử không chỉ là niềm vinh dự, tự hào được thực hiện quyền công dân hiến định mà còn là trách nhiệm, nghĩa vụ lựa chọn, dành lá phiếu cho những ứng cử viên đủ tâm, đủ tài gánh vác những trọng trách lớn lao của đất. Sau đây là một số lưu ý với cử tri khi đi bầu cử.
Cử tri cần lưu ý khi bầu cử
 
Cử tri cần sáng suốt lựa chọn người xứng đáng trong tấm phiếu bầu
Công dân Việt Nam trên 18 tuổi đều có quyền và nghĩa vụ đi bầu cử.
Cử tri khi đi bầu cử phải mang theo thẻ cử tri, đây là điều bắt buộc với mỗi cử tri. Trên thẻ phải điền đầy đủ các thông tin của cử tri. Cử tri đến địa điểm bỏ phiếu, xuất trình thẻ cử tri, nhận phiếu bầu cử và lựa chọn những người xứng đáng để bỏ phiếu.
Cử tri có thể bỏ phiếu bắt đầu từ 7h sáng đến 19h tối. Trong trường hợp các tổ bầu cử có thể tiến hành cho cử tri bỏ phiếu sớm hơn và kết thúc muộn hơn nhưng không được sớm hơn trước 5h sáng và muộn hơn 21h tối.
Khi cử tri viết phiếu, không ai được xem, kể cả thành viên Tổ bầu cử. Nếu viết hỏng, cử tri có quyền đổi phiếu bầu khác. Khi cử tri bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử có trách nhiệm đóng dấu "đã bỏ phiếu" vào thẻ cử tri.
Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì có thể nhờ người khác viết hộ. Người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri.
Cử tri phải tự mình đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay. Trường hợp cử tri bị khuyết tật không thể tự đi bỏ phiếu thì có thể nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm.
Trường hợp cử tri ốm đau, bệnh tật, tật nguyền không thể đi lại được thì tổ bầu cử sẽ mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến tận nơi ở hoặc nơi điều trị để cử tri nhận phiếu và thực hiện quyền bầu cử theo quy định.
Khi hết giờ bỏ phiếu, nếu còn cử tri có mặt tại phòng bỏ phiếu mà chưa kịp bỏ phiếu thì chỉ sau khi số cử tri này bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử mới được tuyên bố kết thúc cuộc bỏ phiếu.
Khi viết phiếu bầu thì cử tri không tín nhiệm ai thì ghạch ngang cả phần tên họ của người đó, không được khoanh tròn, gạch chéo, gạch dưới hoặc gạch trên dòng tên đó. Những kiểu gạch như thế thì phiếu bầu được coi là không hợp lệ.
Cử tri cũng không được gạch tất cả danh sách người bầu hoặc để nguyên tất cả danh sách người được bầu. Với trách nhiệm và quyền lợi của mình thì cử tri phải tìm hiểu và nghiên cứu kỹ tiểu sử của các đại biểu ứng cử, tự mình đi bầu cử và sáng suốt lựa chọn những đại biểu xứng đáng đại diện cho mình tham gia vào cơ quan quyền lực cao nhất của Quốc gia đó là Quốc hội và cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.
Từ cuộc tổng tuyển cử 1946 đến nay với lời kêu gọi toàn dân tộc sử dụng quyền năng lá phiếu của mình để xây dựng một Nhà nước pháp quyền, một đất nước độc lập, tự do, tự chủ của Bác Hồ vẫn còn nguyên giá trị. Cử tri huyện Bù Gia Mập sẽ cùng với cử tri cả nước, quyết tâm sử dụng quyền năng lá phiếu của mình thực hiện tốt cuộc bầu cử sắp tới, góp phần xây dựng một Quốc hội mạnh, xứng đáng là cơ quan đại biểu cao nhất, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; và HĐND mạnh để xứng đáng là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương./.

Tác giả: Lý thị thoa

Tổng số điểm của bài viết là: 12 trong 11 đánh giá

Xếp hạng: 1.1 - 11 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây