Già làng, người có uy tín điển hình huyện Bù Gia Mập

Thứ ba - 23/10/2018 09:22 1.619 0
Bù Gia Mập có 35 già làng và 24 người có uy tín được UBND tỉnh công nhận. Trong những năm qua, đội ngũ này đã phát huy vai trò tiên phong trong cộng đồng dân cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số với một số cá nhân điển hình.
Già làng, người có uy tín điển hình huyện Bù Gia Mập
      Ông Điểu Mun hiện là Bí thư Chi bộ thôn Bù Nga, xã Bù Gia Mập là người có uy tín của huyện. Sau khi hưởng chế độ hưu trí về địa phương, tuổi già nhưng chí không già, phát huy truyền thống cách mạng bản thân tích cực tham gia các hoạt động xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Trong lĩnh vực phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, với tư cách Bí thư Chi bộ, Chủ nhiệm Hợp tác xã, bản thân đã lãnh đạo chi bộ, Ban điều hành và các đoàn thể của thôn tổ chức vận động nhân dân nói chung, đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn nói riêng quyết tâm thay đổi hủ tục thực hiện nếp sống mới, tổ chức phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèovà chung tay xây dựng nông thôn mới; vận động nhân dân chấp hành tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
dieu mun
Ông Ba Mun cùng vợ bên căn nhà riêng.
      Bản thân luôn là người đi đầu trong phát triển kinh tế, thực hiện nếp sống mới và giúp đỡ mọi người thì ông Điểu Mun luôn kiên trì đợt này qua đợt khác, năm này qua năm khác tổ chức họp thôn ấp, tranh thủ lồng ghép tuyên truyền nhân dịp lễ, tết gặp mặt đông đủ bà con, có những hộ gia đình, bản thân đến tận nhà để vận động, giải thích bà con không nên chi tiêu hoang phí vô ích, hạn chế và xóa bỏ các hủ tục lạc hậu không phù hợp với xã hội.
       Bên cạnh đó, ông còn là chủ nhiệm hợp tác xã bảo vệ rừng vườn quốc gia Bù Gia Mập đã hướng dẫn, vận động các thành viên khai thác sản vật hợp lý từ rừng nhận khoán bảo vệ, và thu nhập từ tuần tra, bảo vệ rừng, góp phần nâng cao thu nhập cho 25 hộ thành viên thường trực tham gia và 60 hộ ký kết, giao ước tham gia bảo vệ rừng không thường trực. Ông đã vận động đồng bào dân tộc tại chỗ nhận khoán bảo vệ 2.000 ha rừng đặc dụng Vườn Quốc gia Bù Gia Mập và trực tiếp làm Chủ nhiệm Hợp tác xã bảo vệ rừng với 25 hộ gia đình thành viên tham gia, trong đó có cả những người trước đây là lâm tặc khét tiếng như Điểu Long ở Thôn 5, xã Bù Gia Mập. Đến nay, qua 7 năm rừng nhận khoán được bảo vệ tuyệt đối an toàn.
      Lãnh đạo các tổ chức mặt trận, đoàn thể nhân dân quan tâm tổ chức hòa giải các vụ việc tranh chấp ở thôn ấp, kịp thời tổ chức hòa giải thành công nhiều vụ việc, xây dựng tình làng, nghĩa xóm, xây dựng tình đoàn kết cộng đồng các dân tộc Việt Nam, giúp nhau làm kinh tế, tặng hộ giàu, giảm hộ nghèo.
      Với những đóng góp của mình, bản thân đã được Đảng, Nhà nước các cấp ghi nhận công lao qua việc trao tặng nhiều danh hiệu cao quý, nhiều bằng khen và giấy khen, như: Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huy chương Giải phóng hạng Nhất, Huân chương vì ANTQ, Huy hiệu Vì sự nghiệp công tác dân tộc, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, nhiều Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước trong công tác bảo vệ rừng…Và đầu năm 2018 ông được chọn là nhân sỹ trí thức tiêu biểu của tỉnh Bình Phước được tôn vinh tại thủ đô Hà Nội, được tạp chí cộng sản giới thiệu là điển hình trong chuyên mục “điểm tựa bản làng”.
   Điển hình tiếp theo phải kể đến già làng Điểu Blế - xã Phú Văn.
      Mặc dù đã ở tuổi 78 nhưng nhưng già làng Điểu Blế vẫn tiên phong trong việc vận động người dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Già làng Điểu Bê lế luôn tích cực học tập và làm theo tấm gương đạ đức của bác gắn với cuộc vận động “người Bình Phước nói lời hay làm việc tốt” bằng những việc làm vô cùng cụ thể, thiết thực và có ý nghĩa như: gương mẫu trong mọi công việc, nhất là trong phát triển kinh tế, nuôi dạy các con thành người có ích
      Hiện gia đình ông  Điểu Blế hiện có 15 ha điều, cao su, tiêu, nhờ biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nên vườn cây của gia đình luôn đạt năng suất, chất lượng tốt. Ngoài hiến tặng 6 sào đất ở bên cạnh nhà cho 2 hộ nghèo là ông Điểu Sơn và bà Thị Sênh xây nhà thì những người con trai của ông khi lấy vợ đều không ở rể mà được cha cho đất, làm nhà riêng. Gia đình ông trở thành điển hình trong việc xóa bỏ các hủ tục như ở rể, trả của vốn rất tốn kém trong đồng bào S’tiêng hàng chục năm qua.
      Luôn tích cực tìm hiểu lắng nghe ý kiến, tâm tư của bà con chòm xóm nên ông luôn là người hòa giải đến tuyên truyền vận động, giải thích để họ hiểu và làm theo. Đặc biệt là trú trọng vận động bà con sinh đẻ có kế hoạch, xóa bỏ tình trạng cầm cố đất, bán điều non, vay nặng lãi với phương trâm nghe dân nói, nói dân tin.
      Trong bối cảnh một số nét đẹp truyền thống của đồng bào có nguy cơ bị mai một, già làng Điểu Blế còn luôn gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Hiện ông còn giữ  được nhiều cổ vật tr uyền thống của đồng bào Stiêng vào những ngày lễ, tết, các “bảo vật” này đều được già làng Điểu Blế đem ra biểu diễn cho người dân thưởng thức.
      Ông Điểu Sơn – người uy tín và là Phó Chủ tịch Hội nông dân xã Phú Văn.
      Với cương vị là Phó Chủ tịch Hội nông dân xã ông Điểu Sơn luôn ý thức được viên tiên phong, gương mẫu trong phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi. Hiện gia đình ông có 08 ha điều và chăn nuôi nhiều gia súc, gia cầm khác thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Bản thân tích cực trong các hoạt động nhân đạo, từ thiện xã hội như: vận động nhân dân trong thôn, trong xã đề cao tinh thần lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều, đóng góp lớn cho các phong trào quỹ hội nông dân, quỹ tình thương.
      Với kinh nghiệm của bản thân, ông đã hướng dẫn cho nhiều hộ dân là đồng bào dân tộc thiểu số kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng. Đặc biệt phát huy vai trò là Phó Churntichj Hội nông dân xã ông đã tích cực vận động bà con cải tiến sannr xuất, tăng năng xuất cây trồng, xóa bỏ hủ tục; chi tiêu tiết kiệm để không phải lâm vào cảnh túng quẫn phải cầm cố đất, bán đất, bán điều non, vay tiền lãi xuất cao...
      Đây là những cá nhân điển hình, đại điện cho 36 người có uy tín và 24 già làng tiêu biểu xuất sắc của huyện Bù Gia Mập. Họ đã và đang có những đóng góp rất lớn vào sự phát triển bền vững của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc giúp giữ gìn và duy trì những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng quê hương Bù Gia Mập ngày càng giàu đẹp.

Nguyễn Thị Hương
Phòng Dân tộc – Tôn giáo huyện

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 6 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 6 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây