Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch là khai thác thế mạnh của các xã trong huyện, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo bền vững, giảm dần địa bàn đặcbiệt khó khăn; sắp xếp xen ghép ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ; cải thiện đời sống của nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thểu số; phát triển giáo dục, đào tạo, y tế,văn hóa, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người dân tộc thiểu số (DTTS); xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu đi đôi với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc; xây dựng hệ thốngchính trị cơ sở vững mạnh, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; củngcố tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Kế hoạch gồm 10 dự án lớn đó.
Dự án 1: giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt;
Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư vùng đặc biệt khó khăn và những nơi cần thiết
Dự án 3: phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các địa phương để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị
Dự án 4: đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dtts và mn Dự án 5: phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Dự án 6: bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch
Dự án 7: chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em
Dự án 8: thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em
Dự án 9: đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn; giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dtts và mn:
Dự án 10: truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dtts và miền núi; kiểm tra giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện chương trình
Mỗi dự án chia thành nhiều tiểu dự án nhỏ và được UBND huyện giao các cơ quan chuyên môn, UBND các xã triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả và tuân thủ đúng quy định.
Dự kiến tổng nguồn vốn thực hiện giai đoạn I: từ năm 2022 đến năm 2025là:489.234triệu đồng, trong đó Ngân sách Trung ương: 388.881 triệu đồng, Ngân sách địa phương đối ứng thực hiện Chương trình là 58.493triệu đồng, trong đó (ngân sách tỉnh 38.888 triệu đồng; ngân sách huyện 19.605 triệu đồng; riêng kinh phí dự kiến của năm 2022 là 69 tỷ đồng.