Những lưu ý khi chăm sóc cây điều giai đoạn ra hoa, đậu trái niên vụ 2022

Thứ năm - 17/02/2022 09:17 5.957 0
Hiện nay, tổng diện tích điều hiện có trên địa bàn huyện là 26.286ha, trong đó, diện tích điều cho thu hoạch là 25.299,13ha.Do ảnh hưởng của thời tiết, hiện nay trên địa bàn huyện có10 - 12% diện tích đang ra lứa hoa muộn; 70 - 85% diện tích đang giai đoạn lộn quả và nuôi quả; 2 - 3% diện tích đang cho thu bói. Dự báo vụ điều năm 2022 sẽ muộn hơn năm 2021 khoảng 20 ngày
Những lưu ý khi chăm sóc cây điều giai đoạn ra hoa, đậu trái niên vụ 2022
Nhằm chuẩn bị cho mùa điều đang tới gần, ngày 15/2, Chủ tịch UBND huyện Lê Quang Oanh đã có chuyến khảo sát và đánh giá tình hình ra hoa, đậu trái của các vườn điều tại các xã Đắc Ơ, Bù Gia Mập và Phú Văn. Nhìn chung, các vườn điều đang ở giai đoạn nở bông và đậu trái ở lứa bông đợt 1 và 2, chưa có vườn nào đi vào thu hoạch. Do ảnh hưởng bất lợi của thời tiết, nhiều vườn điều đã có hiện tượng khô bông, sâu bệnh. Để vụ điều năm nay đạt năng suất và chất lượng khả quan, Chủ tịch UBND Lê Quang Oanh giao Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp cùng các xã nắm bắt tình hình thời tiết và dịch bệnh, quy trình chăm sóc điều của nhân dân để đưa ra các giải pháp cụ thể; tổ chức tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn nhân dân các biện pháp chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh hại cây điều đúng quy trình kỹ thuật.
Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND huyện, Thạc sĩ Phan Văn Hà, Phó Giám đốc Trung tâm DVNN huyện đưa ra các hướng dẫn cụ thể để bà con phòng trừ các loại sâu bệnh hại thường gặp trên cây điều trong giai đoạn ra hoa, đậu trái.
  1. Đối với bệnh thán thư:
Bệnh thán thư do nấm gây nên, bệnh thường xuất hiện trong giai đoạn ra lá non, ra hoa, trái non. Bệnh phát sinh và phát triển mạnh khi điều kiện thời tiết nóng ẩm, chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm cao, sáng sớm có sương mù.
Triệu chứng bệnh:khi bị nấm bệnh tấn công, trên lá, hoa, trái xuất hiện những đốm màu nâu đen. Nếu trên lá thì phần giữa lá bị bệnh và phần lá chưa bị bệnh có quầng màu vàng. Trên trái bị bệnh thì vết bị bệnh lõm vào và bị teo tóp, khô đi.
Cách phòng trừ bệnh: sử dụng các thuốc BVTV trong danh mục được phép sử dụng như:
  • Thuốc có hoạt chất Propineb (Antracol 70 WP); các hoạt chất hỗn hợp như: Hexaconazon + Tricyclazole + Sulfur (Gragold), Amilan 300SC.
  • Thuốc có hoạt chất Hexaconazole như: Anvin 5 SL, Mekong vil 5EC
  • Thuốc có hoạt chất Difenoconazole như Dimain 5SL, Tilt super 300SC
Đối với vườn điều chưa bị bệnh: nếu thời điểm ra hoa đúng vào thời tiết thuận lợi cho bệnh phát triển như có mưa, sáng sớm có sương mù hoặc se lạnh, hoặc có bọ xít muỗi chích hút có thể phun thuốc để phòng bệnh.
Đối với vườn đã bị bệnh thì phun thuốc từ 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 7 – 10 ngày.
  1. Đối với Bọ xít muỗi:
Bọ xít muỗi xuất hiện nhiều vào giai đoạn ra lá non, ra hoa và trái non. Bọ xít muỗi thường chích vào phiến lá, cuống lá, cành hoa, vào trái non và tiết chất nhựa màu trắng. Vết chích của bọ xít muỗi có thể bị nấm tấn công nên có màu đen, dễ nhầm với bệnh thán thư. Khi bọ xít muỗi chích lá non, hoa, trái non bị khô đen và khó rụng.
Cách phòng trừ: sử dụng các loại thuốc chứa
  • Hoạt chất Cypermethrine như thuốc: Dragonmy 585EC (Motta), Cadicone, Somethrin 10EC,..
  • Hoạt chất Abamectin như thuốc: PedslPer 39EC (Siêu diệt NaKa), Bác sĩ Điều,..
  • Hoạt chất Alpha cypermethrin như thuốc: Nasakiusa 95EC, Nasakiusa 130EW (diệt sạch sâu rầy), Bakari 512 EC,..
  • Các thuốc có hoạt chất Buprofezin + Imidacloprid như Daiphat, Chesone,… theo nồng độ khuyến cao trên bao bì và thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng.
  1. Đối với bọ trĩ:
Khi cây có hiện tượng khô bông, trái non bị rụng hoặc méo mó, dị dạng, ta tiến hành điều tra bằng cách dùng tờ giấy trắng kê ở dưới chùm hoa (quả non) sau đó rung nhẹ cho Bọ trĩ rơi xuống, nếu quan sát thấy bọ trĩ thì tiến hành phun các loại thuốc:
  • Chứa hoạt chất Abamectin như: PedslPer 39EC (Siêu diệt NaKa), Bác sĩ Điều
  • Thuốc chứa hoạt chất Thiamethoxam như Actara 25WG
  • Thuốc chứa các hoạt chất Buprofezin, Imidacloprid, Acetamiprid như: Chevez 600 WP, Daiphat 30WP, Chesone 300WP, Actaone,….
  1. Đối với sâu đục quả:
Sâu thường xuất hiện khi quả non cho đến khi thu hoạch, sâu đục thành các đường hầm trên vỏ, rồi len lỏi và bên trong nhân. Su khi sâu đục vào bên trong, sâu non ăn nhân hạt điều, làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng hạt điều. Khi phát hiện thấy sâu đục quả cần sử dụng các loại thuốc:
  • Thuốc chứa hoạt chất Alpha Cypermethrin (FM-Tox 50 EC, Fotox 50EC); thuốc chứa hoạt chất Cypermethrin như Cyperan 5EC, 10EC, Thuốc chứa hoạt chất Thiamethoxam như Actara 25WG
  • Thuốc chứa hoạt chất Buprofezin, Imidaclopridm, Acetamiprid như: Chavez 600WP, Daiphat 30WP, Chesone 300WP
Lưu ý:
Thời điểm phun hiệu quả: phun vào sáng sớm hoặc chiều mát, sử dụng những loại thuốc sinh học hoặc có hàm lượng nhủ dầu thấp để hạn chế khô bông.
          Trên đây là những khuyến cáo của về việc phòng trừ các loại sâu bệnh hại thường gặp trên cây điều. Bà con chú ý theo dõi tình hình thời tiết, thường xuyên thăm vườn và thực hiện các biện pháp kỹ thuật đúng theo hướng dẫn để để vườn điều đạt năng suất và chất lượng cao.
Trần Tú

                         Chủ tịch UBND huyện Lê Quang Oanh kiểm tra vườn điều tại xã Đăk Ơ
 

Tác giả bài viết: Trần Tú

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 1.2 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây